Giữ đê, phòng lụt, chống lụt, phòng bão, chống bão, phòng hạn, chống hạn,… là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, vì lợi ích của các cấp chính quyền và người dân. Phát huy kinh nghiệm đã được đúc kết từ lịch sử, phòng, chống thiên tai (PCTT) hiện này là công tác thường xuyên, phải được phát động thành phong trào thi đua để từng bước trở thành nếp sống văn hóa của người dân Việt Nam.

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với công cuộc chinh phục thiên nhiên. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, những kinh nghiệm quý báu về ứng phó với thiên nhiên của Nhân dân đã được đúc kết, trở thành nét văn hóa của người Việt. Đây là nguồn lực nội sinh cần được phát huy trong PCTT, từ đó giảm nhẹ rủi ro, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

Kinh nghiệm truyền đời

Chắc hẳn, đã là người dân Việt Nam, không ai không biết về câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Đây là một truyền thuyết quen thuộc trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Sơn Tinh là hiện thân của vị thần núi cai quản núi rừng, di dời những ngọn núi để ngăn cản dòng nước dâng lên. Nước lên bao nhiêu, Sơn Tinh cho nâng núi lên bấy nhiêu. Đây chính là hình ảnh sống động về kỳ tích của Nhân dân ta đắp đê phòng lụt để chinh phục thiên nhiên.

Với Thủy Tinh, vị thần cai quản biển cả có khả năng hô phong hoán vũ. Thủy Tinh chính là đại diện cho hiện tượng thiên nhiên mưa bão, lũ lụt đe dọa đến tính mạng con người xảy ra hằng năm.

Truyền thuyết về Sơn Tinh, Thủy Tinh là bản hùng ca trị thủy của dân tộc Việt Nam trong buổi đầu xây dựng đất nước. Trải qua chiều dài lịch sử, song ý nghĩa cốt lõi của câu chuyện vẫn còn mang đậm giá trị đến tận bây giờ.

Cùng với khát vọng chế ngự thiên nhiên, Nhân dân Việt Nam còn có nhiều kinh nghiệm ứng phó với thiên tai. Từ thửa xa xưa, công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) đã luôn gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ nét qua lời ca, tiếng hát, tục ngữ, hò, vè… đến những kinh nghiệm dân gian trong dự báo thiên tai, bão, lũ, như: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”; “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe sấm động phất cờ mà lên”; “Sấm chớp đằng Đông gió giật bão giông, sấm chớp đằng Tây lũ cuốn thượng nguồn”; hay “theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Thái, năm nào cây muỗm sai quả, năm đó có mưa bão nhiều”…

Cùng với khát vọng chế ngự thiên nhiên, Nhân dân Việt Nam còn có nhiều kinh nghiệm làm thủy lợi, đắp đê, đào mương, ứng phó với thiên tai. Điều này thể hiện qua truyền thuyết dân gian về Thánh mẫu Liễu Hạnh – 1 trong 4 vị thánh Tứ bất tử của Việt Nam. Bà đã ủng hộ tiền của và công sức giúp dân đắp đê ngăn nước Đại Hà từ bên kia phía núi Tiên Sơn (nay là núi Gôi) đến Tích Nhi (nay là đường đê Ba Sát, nối Quốc lộ 10 chạy dọc xã đến ngã ba Vọng và chính là con đường nối di tích Phủ Dầy với Phủ Quảng Cung). Cùng với việc đắp đê, bà còn cho làm 15 cây cầu đá, khơi ngòi dẫn nước tưới, tiêu, khai khẩn đất ven sông… Việc làm của bà đã được người đời ghi tạ ơn đức.

Phát huy truyền thống trong tình hình mới

Những năm gần đây khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp, khó lường, cùng với đó thiên tai xuất hiện thường xuyên không theo quy luật với xu thế đa dạng về loại hình gia tăng về cường độ, tần suất và mức độ nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân các nước, trong đó có Việt Nam.

Công việc giữ đê, phòng lụt, chống lụt, phòng bão, chống bão, phòng hạn, chống hạn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng vì lợi ích của mọi cấp chính quyền và người dân. Vì vậy, công tác PCTT phải làm thường xuyên, phải được phát động thành phong trào thi đua… dần dần trở thành nếp sống văn hóa của người dân Việt Nam.

Yêu cầu báo giá


    Ngay sau khi nhận được yêu cầu. TĐH sẽ báo giá đến quý khách trong thời gian sớm nhất.

    Đăng ký tư vấn


      Ngay sau khi nhận được yêu cầu. TĐH sẽ tư vấn quý khách trong thời gian sớm nhất.